BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI
CÓ BẮT BUỘC KHÔNG
Hiện nay trên thị trường bảo hiểm có rất nhiều gói bảo hiểm tai nạn con người, mỗi gói có một đặc trưng, tính chất riêng, có gói bắt buộc mua, có gói không bắt buộc nhưng nhiều người mua bảo hiểm vẫn chưa hiểu rõ. Để giải quyết thắc mắc này, Baoviettructuyen.vn xin chia sẻ một số thông tin cơ bản như sau:
Liên hệ Hotline 093 157 66 11 (ĐT, Zalo, Viber) để được tư vấn đầy đủ
MỘT SỐ GÓI BẢO HIỂM
TAI NẠN CON NGƯỜI
1. GÓI BẢO HIỂM THEO LUẬT AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG:
Đây là gói bảo hiểm bắt buộc, là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp và không thể trốn tránh của người chủ sử dụng lao động. Tuy nhiên, để hưởng được đầy đủ quyền lợi của mình, bản thân người lao động cần nắm rõ điều kiện cũng như các mức chế độ đền bù và trợ cấp được Chính phủ ban hành.
– Theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017, có hiệu lực từ ngày 01/06/2017 có qui định bắt buộc Người sử dụng lao động hàng tháng đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật an toàn, vệ sinh lao động với mức là 0,5% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;
– Theo Luật An toàn vệ sinh lao động, người lao động được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện theo quy định và mất ít nhất 5% khả năng lao động do bị tai nạn lúc đang làm việc;
– Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng năm lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở;
– Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 5-30% thì được hưởng trợ cấp một lần.
2. GÓI BẢO HIỂM TAI NẠN THEO THÔNG TƯ 329/2016/TT-BTC:
Đây là gói bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Ngày 26 tháng 12 năm 2016, Bộ tài chính có ban hành thông tư 329/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 119/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2015, qui định một số điều về Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng trong đó có yêu cầu Nhà thầu thi công xây dựng phải mua bảo hiểm cho người lao động trên công trường xây dựng.
Cụ thể:
– Quy định số tiền bảo hiểm tối thiểu là: 100.000.000 đồng (Một trăm triệu đồng chẵn);
– Quy định quyền lợi bảo hiểm:
Khi người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường thuộc trách nhiệm bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả những khoản tiền theo thỏa thuận giữa nhà thầu thi công và người lao động hoặc đại diện hợp pháp của người lao động (trong trường hợp người lao động đã chết), bao gồm các khoản chi trả sau:
a) Phụ cấp nghỉ việc trong thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ điều trị được tính căn cứ vào mức tiền lương theo hợp đồng lao động nhưng không vượt quá sáu (06) tháng lương trong mỗi sự kiện bảo hiểm;
b) Chi phí y tế thực tế bao gồm: chi phí cấp cứu, chi phí điều trị nội, ngoại trú cần thiết và hợp lý nhưng không vượt quá một trăm (100) triệu đồng/người/vụ;
c) Trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động dưới tám mươi mốt phần trăm (81%), mức bồi thường cụ thể cho từng loại thương tật, thiệt hại về người được xác định theo Bảng trả tiền bồi thường bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường theo thông tư 329 này;
d) Trường hợp người lao động bị chết hoặc suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ tám mươi mốt phần trăm (81%) trở lên, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ chi trả một trăm (100) triệu đồng/người/vụ;
Trong mọi trường hợp tổng số tiền bồi thường bảo hiểm không vượt quá 100 triệu đồng/người/vụ.
Phí bảo hiểm:
Loại nghề nghiệp * |
Phí bảo hiểm/người |
Loại 1 | 0.6 |
Loại 2 | 0.8 |
Loại 3 | 1.0 |
Loại 4 | 1.2 |
Phí bảo hiểm ngắn hạn:
Thời hạn bảo hiểm |
Phí bảo hiểm/người |
Đến 3 tháng | 40 |
Từ trên 3 tháng đến 6 tháng | 60 |
Từ trên 6 tháng đến 9 tháng | 80 |
Từ trên 9 tháng đến 1 năm | 100 |
(*) Phân loại nghề nghiệp:
Loại 1: Lao động gián tiếp, làm việc chủ yếu trong văn phòng, bàn giấy hoặc những công việc tương tự ít đi lại khác. Ví dụ: kế toán, nhân viên hành chính;
Loại 2: Nghề nghiệp không phải lao động chân tay nhưng có mức độ rủi ro lớn hơn loại 1, đòi hỏi phải đi lại nhiêu hoặc bao gôm cả lao động chân tay nhưng không thường xuyên và lao động chân tay nhẹ. Ví dụ: kỹ sư dân dụng, cán bộ quản lý thường xuyên đến công trường;
Loại 3: Những nghề mà công việc chủ yếu là lao động chân tay và những công việc có mức độ rủi ro cao hơn loại 2. Ví dụ: kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, công nhân làm việc trên công trường;
Loại 4: Những ngành nghề nguy hiểm, dễ xảy ra tai nạn và không được quy định ở ba loại nghề nghiệp trên.
3. GÓI BẢO HIỂM TAI NẠN CON NGƯỜI 24/24 CỦA BẢO VIỆT:
Bảo hiểm tai nạn con người 24/24 của Bảo Việt không phải là bảo hiểm bắt buộc mà mang tính tự nguyện. mua bảo hiểm tai nạn 24/24 của Bảo việt là điều cần thiết giúp bạn có một cuộc sống trọn vẹn hơn.
Gói bảo hiểm tai nạn con người 24/24 của Bảo Việt được bảo vệ liên tục 24 giờ cả những lúc bạn nghỉ ngơi hay làm việc trong môi trường có nguy cơ rủi ro tai nạn cao, tham gia giao thông, đi chơi, đi du lịch và cả trong giấc ngủ của bạn…
Đặc biệt gói bảo hiểm tai nạn con người 24/24 của Bảo Việt này được rất nhiều chủ Doanh nghiệp mua cho công nhân lao động để bảo vệ quyền lợi khi có sự cố sảy ra. Có thể mua theo hình thức cá nhân, tập thể.
– Đối tượng tham gia:
Đối tượng được mua bảo hiểm này rất rộng rãi từ 15 ngày tuổi đến 70 tuổi là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam.
– Phí bảo hiểm
+ Phí bảo hiểm rẻ hơn rất nhiều so với phí bảo hiểm qui định tại thông tư 329 trên;
+ Số tiền bảo hiểm bằng với số tiền bảo hiểm bắt buộc theo thông tư 329 trên.
Gói bảo hiểm | Phí bảo hiểm/năm | Số tiền bảo hiểm |
Gói 1 | 56.000 | 20.000.000 |
Gói 2 | 84.000 | 30.000.000 |
Gói 3 | 140.000 | 50.000.000 |
Gói 4 | 196.000 | 70.000.000 |
Gói 5 | 224.000 | 80.000.000 |
Gói 6 | 280.000 | 100.000.000 |
Phí bảo hiểm ngắn hạn:
Thời hạn bảo hiểm |
Phí bảo hiểm/người |
Đến 3 tháng | 40% |
Từ trên 3 tháng đến 6 tháng | 60% |
Từ trên 6 tháng đến 9 tháng | 90% |
Từ trên 9 tháng đến 1 năm | 100% |
Quyền lợi bảo hiểm:
– Trường hợp người được bảo hiểm chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm:
Bảo hiểm Bảo Việt trả toàn bộ số tiền bảo hiểm trên Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc Hợp đồng bảo hiểm.
– Trường hợp người được bảo hiểm bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm:
a/ Người được bảo hiểm tham gia Số tiền bảo hiểm cơ bản (số tiền bảo hiểm đến 50tr đồng): Bảo hiểm Bảo Việt trả theo bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật.
b/ Người được bảo hiểm tham gia Số tiền bảo hiểm đặc biệt (số tiền bảo hiểm từ 50tr đồng đến 100tr đồng:
– Bảo hiểm Bảo Việt thanh toán toàn bộ chi phí y tế thực tế phát sinh bao gồm: thuốc men, phẫu thuật, điều trị hay sử dụng các thiết bị y tế theo chỉ định của Bác sỹ, các chi phí hộ lý, thuê phòng, thuê xe cấp cứu + tiền bồi dưỡng trong thời gian nằm viện mức 0,1% STBH/ ngày, tối đa 180 ngày/ năm.
– Mức bồi thường tối đa không vượt quá tỷ lệ áp dụng cho trường hợp thương tật đó.
– Trường hợp chi phí y tế liên quan tới cùng thương tật được bảo hiểm theo gói bảo hiểm này được bồi thường hoặc chi trả một phần hoặc toàn bộ từ những loại hình bảo hiểm y tế khác, Bảo hiểm Bảo Việt sẽ thanh toán toàn bộ số tiền chênh lệch mà Người được bảo hiểm phải chi trả + tiền bồi dưỡng trong thời gian nằm viện 0,1% STBH/ ngày hoặc 100% tỷ lệ thương tật đó áp dụng cho số tiền bảo hiểm 30.000.000 đồng/người/vụ, số tiền nào lớn hơn sẽ được áp dụng.
– Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật ban hành theo Quyết định số: 1417/2012/QĐ-TGĐ/BHBV ngày 9/5/2012 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm Bảo Việt.
Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm:
Khi yêu cầu Bảo hiểm Bảo Việt trả tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thừa kế hợp pháp phải gửi cho Bảo hiểm Bảo Việt các giấy tờ sau đây trong vòng 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày người được bảo hiểm điều trị ổn định, ra viện hoặc chết:
– Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm. Tải file đính kèm tại đây: Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm
– Giấy chứng nhận bảo hiểm (hoặc bản sao trích danh sách người được bảo hiểm).
– Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương hoặc công an nơi người được bảo hiểm bị tai nạn.
– Các chứng từ y tế liên quan đến việc điều trị : Giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ, đơn thuốc, hóa đơn thanh toán chi phí y tế…
– Giấy chứng tử và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường hợp người được bảo hiểm chết).
>> Xem ngay gói bảo hiểm tai nạn của Bảo Việt để biết thêm thông tin tại đây: Bảo hiểm tai nạn con người >>
Liên hệ Hotline 093 157 66 11 (ĐT, Zalo, Viber) để được tư vấn đầy đủ